QAQC

Phân biệt 4 sự khác biệt giữa QA và QC thực phẩm

Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Để đảm bảo an toàn và chất lượng của thực phẩm, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cần có một hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ. Trong đó, QA (Quality Assurance) và QC (Quality Control) là hai yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm.Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự khác biệt và mối quan hệ giữa QA và QC thực phẩm.

Trước khi đi vào việc phân biệt 2 công việc QA và QC, chúng ta cần xác định được rõ 2 chức danh nay có ý nghĩa gì trong nhà máy thực phẩm.

QA và QC là hai bộ phận quan trọng trong ngành thực phẩm, có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Định nghĩa QA và QC

QA là gì?

QA là bộ phận đảm bảo chất lượng, chịu trách nhiệm thiết lập và thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. QA có nhiệm vụ ngăn ngừa các lỗi và rủi ro liên quan đến chất lượng, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật.

QC là gì?

QC là bộ phận kiểm soát chất lượng, chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm trong quá trình sản xuất và sau khi sản xuất để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng. QC có nhiệm vụ phát hiện và loại bỏ các sản phẩm không đạt chất lượng.

Hiện nay, các chức vụ trong ngành thực phẩm được các công ty gắn các tên gọi lẫn lộn khiến sinh viên mới ra trường gặp khó khăn khi tìm hiểu. Cụ thể trong số đó chính là 2 chức vụ QA, QC.

Tại một số công ty, công việc của QA và QC có thể được phân công cho cùng 1 nhân viên. Tuy nhiên ở những quy mô lớn và chuyên môn thì QA được xem là vị trí cao hơn cả về kiến thức kỹ năng và trách nhiệm công việc.

Tuy nhiên nếu 1 công ty đặc thù có đủ cả 2 vị trí QA và QC thì công việc của 2 chức danh này sẽ có sự phân biệt rõ ràng.

4 Sự khác biệt giữa QA và QC

Khác biệt về tên gọi

QA viết tắt của từ Quality Assurance. Theo định nghĩa của ISO 9000 thì QA là một tập hợp các hoạt động để đảm bảo chất lượng trong quy trình phát triển sản phẩm.

QC viết tắt là Quality Control. QC là một tập hợp các hoạt động để đảm bảo chất lượng trong sản phẩm. Các hoạt động tập trung vào việc xác định các khiếm khuyết trong sản phẩm thực tế được sản xuất.

Khác biệt về mục đích

QA có mục đích cải thiện quá trình phát triển và thử nghiệm để không có lỗi phát sinh trong thành phẩm.

QC có mục đích là phát hiện lỗi sau khi sản phẩm đã phát triển (nếu có) để lỗi đó không có trong sản phẩm khi đến tay khách hàng

Khác biệt về phạm vi

Phạm vị trách nhiệm của QA bao gồm: Toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, từ nhà cung cấp nguyên liệu, nhà máy sản xuất, nhà phân phối đến tay người tiêu dùng.

Phạm vi trách nhiệm của QC: Chỉ giới hạn trong phạm vi nhà máy sản xuất.

Khác biệt về công việc vụ thể

Công việc của QA là:

  • Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng (QMS).
  • Xây dựng và thực hiện các chính sách, thủ tục, quy trình chất lượng.
  • Đào tạo và nâng cao nhận thức về chất lượng cho nhân viên.
  • Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
    Xử lý các vấn đề chất lượng phát sinh.

Công việc của QC là:

  • Kiểm tra chất lượng nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm.
  • Kiểm tra chất lượng quá trình sản xuất.
  • Kiểm tra chất lượng môi trường sản xuất.
  • Kiểm tra chất lượng thiết bị, dụng cụ.
  • Kiểm tra chất lượng con người.
  • Kiểm tra, xử lý các vấn đề chất lượng phát sinh trong quá trình sản xuất.
Phía trên: QA là hoạt động đảm bảo chất lượng, tập trung vào việc ngăn ngừa các lỗi và rủi ro liên quan đến chất lượng. QA được thực hiện trước khi sản xuất, nhằm ngăn ngừa các lỗi xảy ra. Phía dưới: QC là hoạt động kiểm soát chất lượng, tập trung vào việc phát hiện các lỗi và rủi ro liên quan đến chất lượng. QC được thực hiện sau khi sản xuất, nhằm phát hiện và loại bỏ các lỗi đã xảy ra.

Tạm kết

QA và QC là hai bộ phận quan trọng trong ngành thực phẩm, có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. QA có phạm vi rộng hơn, mục tiêu cao hơn và nhiệm vụ phức tạp hơn QC. Tuy nhiên, hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng phối hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Tham gia cộng đồng dành cho Công nghệ thực phẩm để cùng chia sẻ, học hỏi kiến thức về học tập và công việc ngành thực phẩm nhé!

Vân Thanh (Tổng hợp)

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button