Sale

Bạn có thật sự hiểu về kỹ sư kinh doanh thực phẩm?

Story Highlights
  • Knowledge is power
  • The Future Of Possible
  • Hibs and Ross County fans on final
  • Tip of the day: That man again
  • Hibs and Ross County fans on final
  • Spieth in danger of missing cut

Công nghệ thực phẩm gắn với nhu cầu ăn uống của con người nên đang không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng để phụ vụ nhu cầu ngày càng tăng cao. Doanh nghiệp phát triển thì cơ hội việc làm cũng tăng. Bên canh đó, số lượng cử nhân chuyên ngành Công nghệ thực phẩm cũng tăng cao. Do đó 1 công việc như QC/KCS yêu cầu khá thấp nhưng tỉ lệ 1 chọi 50 là điều bình thường? Vậy bạn có từng nghĩ đến công việc kỹ sư kinh doanh thực phẩm?

Sản phẩm được R&D, sản xuất, kiểm soát chất lượng là quá trình cần thiết để đảm bảo sản phẩm an toàn và chất lượng. Tuy nhiên, nếu sản phẩm không bán được hàng, không ra được thị trường thì toàn bộ quá trình trên đều trở nên vô nghĩa.
Kỹ sư kinh doanh hay technical sale là vị trí quyết định rất nhiều trong việc sống còn của doanh nghiệp. Họ là người tiếp xúc với khách hàng,

Ai nên học ngành Công nghệ thực phẩm

Thật ra không có công việc nào không có khó khăn hay mặt tối của nó? Công nghệ thực phẩm, làm việc ca kíp, môi trường vệ sinh chưa được chú trọng, tăng ca nhiều,… cũng được xem là khó khăn của công việc này.

Trước khi lựa chọn ngành học nào thì phải đảm bảo mình có đủ đam mê để theo ngành và đủ sự kiên trì bám trụ với ngành. Rồi thì công việc này sẽ trả cho bạn những gì bạn xứng đáng nhận được.!

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho cây hỏi “Ai nên học ngành Công nghệ thực phẩm?” rồi đấy. Đương nhiên thì bất kỳ ai cũng có thể theo học ngành này nhưng điều kiện tiên quyết nên là bạn có đam mê và chấp nhận kiên trì với ngành. Bên cạnh đó thì để học tập thật tốt thì bạn cần một số tố chất nhỏ nhỏ như:

  • Tính cách: cẩn thận, sáng tạo, đam mê;
  • Yêu thích các môn học: Hóa học, sinh học;
  • Muốn tìm hiểu những nguyên lý trong thực phẩm và các vấn đề trong chế biến biến và bảo quản hàng ngày;
  • Hoặc đơn giản là có thể là nối nghiệp công việc kinh doanh sản xuất thực phẩm của gia đình.

Nếu ngại làm việc ca kíp, lương thấp sao không thử công việc Kỹ sư kinh doanh thực phẩm

Đối với sinh viên mới ra trường, việc tìm kiếm công việc là một thử thách không hề dễ dàng. Có rất nhiều ngành nghề và vị trí công việc khác nhau để lựa chọn, nhưng không phải ai cũng biết rõ về tất cả các cơ hội.

Nhiều bạn sinh viên ngành công nghệ thực phẩm thường chọn các công việc như R&D thực phẩm, QC – QA, Quản lý sản xuất, Nhân viên phòng thí nghiệm, Nhân viên phân tích, Tư vấn dinh dưỡng, Tư vấn tiêu chuẩn, Giảng dạy hoặc làm việc theo ca trong các nhà máy chế biến. Tuy nhiên, có một công việc cực kỳ hấp dẫn mà bạn có thể bỏ lỡ, đó là Kỹ sư kinh doanh.

Kỹ sư kinh doanh là người sử dụng kiến thức chuyên môn về kinh doanh, marketing và công nghệ thực phẩm để quản lý và phát triển thị trường thực phẩm. Công việc này đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, giúp bạn có cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp

Kỹ sư kinh doanh thực phẩm: Cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn

Công việc của kỹ sư kinh doanh thực phẩm

Kỹ sư kinh doanh thực phẩm hay technical sale là người tư vấn, bán hàng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngành thực phẩm, chẳng hạn như: máy thiết bị thực phẩm, thiết bị phòng lab, phụ gia thực phẩm, sản phẩm thực phẩm, sản phẩm phụ trợ, nguyên liệu thực phẩm, bao bì thực phẩm, công nghệ chuyển giao,…

Công việc này đòi hỏi kỹ năng tư vấn, thuyết phục, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Lợi ích khi làm kỹ sư kinh doanh thực phẩm

  • Trải nghiệm và kinh nghiệm quý giá: Kỹ sư kinh doanh thực phẩm có cơ hội tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ trong ngành thực phẩm và tư vấn, bán hàng cho rất nhiều các khách hàng khác nhau. Điều này giúp họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá.
  • Lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn: Lương và chế độ đãi ngộ đối với vị trí kinh doanh luôn hấp dẫn bởi khoản hoa hồng %/doanh thu mà bạn chốt được.
  • Cơ hội thăng tiến cao: Kỹ sư kinh doanh thực phẩm có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn như trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh,…

Có nên làm kỹ sư kinh doanh thực phẩm?

Công việc kỹ sư kinh doanh thực phẩm có nhiều lợi ích, phù hợp với những bạn trẻ năng động, yêu thích kinh doanh và muốn phát triển trong ngành thực phẩm. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi nghề này, hãy chuẩn bị thật tốt kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm để thành công.
Kỹ sư kinh doanh hay technical sale là vị trí quyết định rất nhiều trong việc sống còn của doanh nghiệp. Họ là người tiếp xúc với khách hàng,

Đạo đức và kỹ năng mềm là chìa khóa thành công cho kỹ sư kinh doanh

Bạn muốn trở thành một kỹ sư kinh doanh giỏi? Ngoài những kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết, bạn còn cần rèn luyện thêm những yếu tố quan trọng sau:

  • Đạo đức: Đây là cốt lõi của người kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm. Đạo đức được thể hiện qua hai yếu tố hiệu hữu là trung thực và tận tâm.
  • Trung thực: Bạn cần trung thực với chính mình, trung thực với sản phẩm mình kinh doanh, trung thực với tổ chức mình gắn bó và trung thực với khách hàng, đối tác. Khi bạn trung thực, khách hàng sẽ tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của bạn.
  • Tận tâm: Bạn cần tận tâm trong công việc và phục vụ, tư vấn khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra điểm mấu chốt mà khách hàng đang cần và giải quyết được vấn đề của họ.
  • Kỹ năng mềm: Bạn cần rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,… để có thể thành công trong công việc.
  • Khả năng sáng tạo: Bạn cần có khả năng sáng tạo để đưa ra những ý tưởng mới, giải pháp mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Góc nhìn đa chiều: Bạn cần có góc nhìn đa chiều để có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng và đưa ra những giải pháp phù hợp.
  • Tư duy nhạy bén: Bạn cần có tư duy nhạy bén để nắm bắt được tâm lý khách hàng và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Nếu bạn có thể rèn luyện và phát triển những yếu tố này, bạn sẽ có cơ hội thành công và trở thành một kỹ sư kinh doanh giỏi, phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ cả trong và ngoài nước.

Tạm kết

Tóm lại, kỹ sư kinh doanh hay technical sale là vị trí quyết định rất nhiều trong việc sống còn của doanh nghiệp. Họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là người nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đưa ra những giải pháp phù hợp. Sale cũng là người định hướng luôn cả sản phẩm của công ty. Họ là người đưa ra những ý tưởng mới, những giải pháp mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn sinh viên kỹ thuật hiểu rõ hơn về công việc kỹ sư kinh doanh và có thêm động lực để theo đuổi lĩnh vực này.

>> Có thể bạn quan tâm Làm sao để luôn thành công khi xin việc trong ngành thực phẩm?

Vân Thanh

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button