Việc làm

Công nghệ thực phẩm – Ngành học đáp ứng nhu cầu thực tế

Ngành Công nghệ thực phẩm có phải chỉ là học cách nấu ăn sao cho ngon? Chắc chắn không phải như vậy? Và nếu có ai hỏi bạn vấn đề tương tự thì hãy lập luận luận cho họ về những vấn đề mà ngành học này có thể giải quyết như:

  • Vấn đề an toàn thực phẩm: Những vụ ngộ độc thực phẩm đáng tiếc diễn ra đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người như vụ Pate Minh Chay (2020), tử vong do ăn bánh su kem ở một chung cư ở TPHCM (2023) hay rất nhiều vụ ngộ độc tại các căn tin trường học,…
  • Phát triển thực phẩm bền vững: Thịt nhân tạo, bột nhân tạo từ không khí, Thịt chay cấy DNA voi mamut, thực phẩm từ công nghệ in 3D,….

Và bài viết sau đây sẽ cho bạn biết lý do vì sao ngành công nghệ thực phẩm là ngành học cực hot đáp ứng nhu cầu thực tế nhé!

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành khát nhân lực đứng thứ 2 trong 3 nhóm ngành đòi hỏi nhu cầu nhân lực cao trong giai đoạn 2015 - 2025.

>> Có thể bạn quan tâm 5 lý do tại sao bạn nên học kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm là gì?

Công nghệ thực phẩm là một ngành khoa học ứng dụng, nghiên cứu và phát triển các quy trình, kỹ thuật, công nghệ để bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm. Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn, như:

  • Bảo quản thực phẩm: Nghiên cứu và phát triển các phương pháp bảo quản thực phẩm để kéo dài thời hạn sử dụng, đảm bảo an toàn và chất lượng của thực phẩm.
  • Phát triển sản phẩm: Nghiên cứu và phát triển các phương pháp chế biến thực phẩm để tạo ra các sản phẩm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
  • Kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm: Kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm để đảm bảo an toàn và chất lượng của thực phẩm.

Thực tế về cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm

Tại Việt Nam, với dân số hơn 90 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 7,5%, nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú cả về mẫu mã lẫn chất lượng. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, thực phẩm hữu cơ ngày càng tăng cao.

Cực kỳ khát nhân lực!

Theo đó thì nhu cầu việc làm ngành này cũng rất cao, cụ thể thì đây là một ngành khát nhân lực đứng thứ 2 trong 3 nhóm ngành đòi hỏi nhu cầu nhân lực cao trong giai đoạn 2015 – 2025. Và theo dự đoạn đến năm 2030 thì Công nghệ thực phẩm là 1 trong 9 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao gắn với sự phát triển của nền kinh tế 4.0. Các công ty, nhà máy, cơ sở xí nghiệp, các viện nghiên cứu và cơ quan quản lý cấp nhà nước đều là những nơi đòi hỏi nhu cầu lao động khổng lồ.

Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng tăng nên đòi hỏi các ngành sản xuất cần mở rộng. Cụ thể ngoài các ngành chính như rượu, bia, sữa, tinh bột, đường, lương thực thì các mảng kinh doanh sản xuất khác như thiết bị, phụ gia sản xuất cũng đã và đang mở rộng. Theo xu hướng đó thì ngành Công nghệ thực phẩm được dự đoán có thể trở thành ngành kinh tế chủ lực của nước ta trong thời gian tới.

Chỉ xuất khẩu nguyên liệu thôi chưa đủ

Có 1 thực tế rằng dù Việt Nam đang là 1 trong những nước dẫn đều về xuất khẩu các sản phẩm nông thủy sản mà đặc biệt là lúa gạo, cá, tôm, gia vị,… Nhưng chỉ ở mức cung cấp nguyên liệu chứ chưa mang đến những sản phẩm chế biến sẵn – Một mặt hàng mang lại GDP cao hơn hẳn. Vậy vấn đề ở đây là gì? Đó chính là nước ta đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và có tay nghề tốt trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Nếu bạn có khả năng, có đam mê và muốn mang lại những giá trị thiết thực cho nước nhà thì ngành Công nghệ thực phẩm vẫn đang đón chờ bạn!

Ngành Công nghệ thực phẩm được đào tạo những gì?

Ngành này đào tạo sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để nghiên cứu, sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cộng đồng.

Các kiến thức và kỹ năng này bao gồm:

  • Kiến thức nền tảng về hóa học, sinh học, nguyên liệu chế biến, phương pháp chế biến, quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm, phân tích thực tế, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn và tiến hành các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành khát nhân lực đứng thứ 2 trong 3 nhóm ngành đòi hỏi nhu cầu nhân lực cao trong giai đoạn 2015 - 2025.

Các môn học trọng yếu

    • Chế biến thực phẩm (Bao gồm các bộ môn: Chế biến thực phẩm, thực hành công nghệ chế biến,…)
    • Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm: Chuyên học về các tiêu chuẩn chất lượng như HACCP, ISO, BRC, IFS,… và các văn bản luật liên quan đến sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
      Phân tích thực phẩm: Phân tích hóa lý, phân tích cảm quan thực phẩm,…
    • Công nghệ sinh học thực phẩm: Thường là những môn nền tảng về bản chất của thực phẩm: Hóa sinh học thực phẩm, Vi sinh học thực phẩm,…

Một số trường đạo tạo chuyên ngành Công nghệ thực phẩm

Không khó để các bạn tìm kiếm các trường đại học đào tạo chuyên ngành Công nghệ thực phẩm ở Việt Nam. Dưới đây Foodtecher chỉ cung cấp 1 số trường phổ biến. Bạn cần lựa chọn dựa vào mức độ uy tín và cơ sở vật chất của trường đối với ngành học này cũng như mức độ uy tín của trường (không bắt buộc) nếu muốn có 1 môi trường học tập tốt:

  • Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Công Thương thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  • Và nhiều các trường cao đẳng, trung cấp trên cả nước.

Vân Thanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button