Có bao giờ bạn thắc mắc sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm, các kỹ sư sẽ làm gì không?
Ngành công nghệ thực phẩm là một ngành có nhu cầu nhân lực lớn, với nhiều cơ hội việc làm đa dạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về các công việc mà kỹ sư công nghệ thực phẩm có thể làm.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các công việc mà kỹ sư công nghệ thực phẩm có thể làm sau 2 – 3 năm ra trường.
>> Có thể bạn quan tâm Tại sao sinh viên Công Nghệ Thực Phẩm mông lung về sự nghiệp?
Tại sao lại là từ 2-3 năm?
Ngay sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên vẫn chưa thể tìm được công việc phù hợp với đam mê hoặc sở thích của mình. Họ có thể trải qua một vài lần nhảy việc, tìm kiếm môi trường mới, thích nghi để rồi mới nhận ra được định hướng của mình.
2 – 3 năm là khoảng thời gian chín muồi để một người có thể “hợp gu” với một công việc nào đó. Trong thời gian này, nếu gắn bó với chuyên ngành, người đó sẽ tích lũy được khá nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, trở thành một kỹ sư thực thụ.
Vậy tại sao dấu mốc 2 – 3 năm trong ngành công nghệ thực phẩm lại quan trọng như vậy?
Những ngành về kinh tế thì thời gian có thể ngắn hơn nhưng riêng với ngành Công nghệ thực phẩm, sau 2 -3 năm lại là thời điểm cực kỳ quan trọng, dưới đây là 3 lý do:
- Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên thường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Họ có thể chưa hiểu rõ về bản thân, về ngành nghề và thị trường lao động. Đặc biệt là thế hệ gen Z cầu tiến, mong muốn phát triển, yêu cầu cao về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống….
- Chuyện nhảy việc trong giai đoạn này là điều bình thường và cần thiết để các “kỹ sư” và tìm kiếm cơ hội phù hợp với mình hơn.
- Trong thời gian 2 – 3 năm, sinh viên sẽ có cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Đây là nền tảng quan trọng để họ phát triển sự nghiệp.
Chọn ngành công nghệ thực phẩm hay làm trái ngành?
Không phải ai cũng có thể gắn bó với ngành nghề mà mình yêu thích ngay từ đầu. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và cố gắng, sinh viên hoàn toàn có thể tìm được công việc phù hợp với bản thân và phát triển sự nghiệp thành công.
Đây là câu hỏi mà nhiều sinh viên ngành công nghệ thực phẩm gặp phải khi đứng trước ngã ba đường, giữa đam mê và lý trí.
Dù chưa có thống kê đầy đủ về tỉ lệ sinh viên ngành thực phẩm làm trái ngành nhưng có 1 thực tế rằng sinh viên ngành công nghệ thực phẩm chọn làm trái ngành sau khi tốt nghiệp chủ yếu là do họ không còn đủ đam mê với ngành thực phẩm.
Có nhiều lý do khiến sinh viên mất đi đam mê với ngành thực phẩm, chẳng hạn như:
- Định hướng nghề nghiệp lúc còn học phổ thông chưa đúng.
- Không tìm được công việc phù hợp với sở thích và năng lực.
- Mức lương và chế độ đãi ngộ chưa đáp ứng kỳ vọng.
Ngoài ra, sinh viên cũng cần linh hoạt và sẵn sàng thay đổi nếu cần thiết. Không phải ai cũng có thể gắn bó với ngành nghề mà mình yêu thích ngay từ đầu. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và cố gắng, sinh viên hoàn toàn có thể tìm được công việc phù hợp với bản thân và phát triển sự nghiệp thành công.
Tôi đã từng thấy nhiều người bạn của mình dành thêm 3 – 4 năm để học văn bằng 2, học hệ từ xa hoặc học thêm nhiều chứng chỉ nghề khác chỉ để chọn đúng đam mê của mình. Họ đã từng học ngành công nghệ thực phẩm, nhưng rồi nhận ra rằng mình không phù hợp. Có lẽ do lúc còn học phổ thông, họ chưa xác định rõ định hướng nghề nghiệp, hoặc lúc này họ mới thực sự biết mình cần gì. Vì vậy, tôi luôn khuyên các bạn sinh viên hãy năng động, thử sức mình ở nhiều môi trường nhất có thể để không phải hối tiếc khi đã tốt nghiệp.CEO Trần Công Nam
Khuyến khích học tập liên tục để phát triển chuyên môn và theo đuổi con đường nghiên cứu – giảng dạy Công nghệ thực phẩm
Các bạn sinh viên nên học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn để phát triển bản thân khi có thế, không chỉ riêng ngành Công nghệ thực phẩm mà bất kỳ ngành học nào cũng vậy.
Có nhiều bạn sinh viên chọn học tiếp ngay sau khi tốt nghiệp để theo đuổi lý tưởng nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành. Đây là một lựa chọn phù hợp cho những bạn có đam mê và mong muốn cống hiến cho sự phát triển của ngành học.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể lựa chọn phương án vừa học vừa làm. Các chương trình cao học trong nước đa phần chỉ dạy vào cuối tuần nên khá thuận tiện cho phương án này. Việc vừa học vừa làm giúp các bạn vừa trau dồi thêm kiến thức, vừa có thể nâng cao kỹ năng trong công việc và dễ dàng thăng tiến.
Theo những ghi nhận thì nhiều bạn sinh viên đã lựa chọn phương án vừa học vừa làm và đạt được thành công trong cả học tập và công việc. Họ vừa có học vị cao, vừa có vị trí tốt trong môi trường năng động của ngành thực phẩm.

>> Có thể bạn quan tâm “Thịt chay” cấy DNA của voi ma mút – Công nghệ Protein bền vững cho thế giới
Khởi nghiệp là lựa chọn của những người dám bước ra khỏi vùng an toàn.
Nếu khởi nghiệp thành công ngay sau một thời gian ngắn tốt nghiệp, đúng với chuyên ngành của mình thì đó là may mắ. Tuy nhiên, khởi nghiệp là một hành trình đầy mạo hiểm. Các bạn sẽ phải trải qua nhiều thất bại, có thể đứng lên và làm lại từ đầu, hoặc thất bại nặng nề và phải bỏ cuộc.
Thành công sớm là một con dao hai lưỡi. Nó có thể khiến các bạn trẻ trở nên chủ quan, dễ dàng trong các quyết định đầu tư hay mở rộng lĩnh vực kinh doanh, dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
Lời khuyên của ở đây là luôn thận trọng trong mọi quyết định khi khởi nghiệp. Các bạn cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống.
Tạm kết
2 – 3 năm là khoảng thời gian cần thiết để một kỹ sư trẻ tìm được định hướng và phát triển bản thân. Trong thời gian này, họ cần tích cực học hỏi, rèn luyện và nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, thế hệ Gen Z là một thế hệ năng động và sáng tạo, có nhiều tiềm năng để phát triển trên thị trường việc làm. Với những nỗ lực và cố gắng, thế hệ Gen Z hoàn toàn có thể đạt được thành công trong sự nghiệp.
Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp sắp tới!
Vân Thanh