QCSản xuất

4 điều sinh viên mới ra trường nên “nhìn nhận” lại về công việc sản xuất

Story Highlights
  • Knowledge is power
  • The Future Of Possible
  • Hibs and Ross County fans on final
  • Tip of the day: That man again
  • Hibs and Ross County fans on final
  • Spieth in danger of missing cut

Có phải các bạn đều nghĩ công việc sản xuất trong nhà máy là tay chân, cực nhọc và không có cơ hội học hỏi? Mình từng hỏi nhiều bạn rằng liệu có chấp nhận làm vị trí sản xuất trong nhà máy không thì đa phần đều nhận câu trả lời là không! Vậy thì sau bài viết này, bạn nên nhìn nhận khác hơn về vị trí thú vị này. Cùng Foodtecher tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Mình từng hỏi nhiều bạn rằng liệu có chấp nhận làm công việc sản xuất trong nhà máy không thì đa phần đều nhận câu trả lời là không!

Điều 1: Tại sao sinh viên lại ngại làm theo ca?

Không như các ngành hàng dịch vụ có thời gian nghỉ phép, ngành sản xuất thực phẩm có đặc thù là vận hành liên tục. Do đó nhân viên nhà máy cũng làm việc liên tục để phục vụ nhu cầu sản xuất. Mỗi nhà máy sẽ có cách sắp xếp thời gian làm khác như như xoay ca, đảo ca hằng tuần, hàng ngay hay có thể cho nhân viên đăng ký ca làm cố định.

Sinh viên mới ra trường thường sẽ rất đắn đo khi làm theo ca. Có nhiều nguyên nhân như: Ảnh hưởng đến sức khỏe, mệt mỏi, mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, ảnh hưởng đến ngoại hình,…

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, việc làm theo ca kíp đã xuất hiện trong văn hóa làm việc của nước ta từ lâu. Làm theo cao 1 thời gian thì các bạn sẽ quen, cơ thể con người có khả năng tự điều chỉnh thời gian sinh học.  Thêm vào đó, nếu chấp nhận làm theo ca và tiếp xúc nhiều với công việc nhà máy thời gian đầu sẽ có nhiều cơ hội va chạm học hỏi và thử thách bản thân.

Điều 2: Công việc sản xuất được tiếp cận trực tiếp với quy trình sản xuất tại nhà máy

Làm công việc sản xuất sẽ cho phép bạn được tiếp xúc và gắn bó với toàn bộ hay 1 phần quy trình sản xuât thực phẩm. Công việc này cho phép bạn có thể:

  • Áp dụng kiến thức đã được học để hiểu sản phẩm hơn;
  • Lý giải sự giống nhau và khác nhau giữa lý thuyết và thực tế;
  • Vận dụng hiểu biết để tìm ra nguyên nhân cho các lỗi sản xuất ở công đoạn bạn đang làm;
  • Nâng cao kiến thức về quy trình sản xuất ở 1 góc độ thực tế hơn so với giáo trình được học.

Ví dụ: Khi được làm ở nhà máy, bạn sẽ phát hiện ra rằng mặc dù theo lý thuyết thì tiệt trùng UHT là ở nhiệt độ 121 – 139oC nhưng khi vào thực tế, các hệ thống hiện đại đều tiệt trùng ở 139 – 141oC. Bạn có biết lý do vì sao không?

Điều 3: Mức lương khi làm công việc sản xuất “không như bạn nghĩ”

Mức lương bạn nhân được ở bất kỳ vị trí nào đều tùy thuộc vào 3 yếu tố là

  • Quy mô công ty;
  • Quy mô sản xuất;
  • Năng lực của bản thân ban.

Nhưng theo đánh giá chung thì vị trí nhân viên sản xuất thực phẩm có mức lương khá tốt so với các mảng sản xuất khác. Nhưng với những bạn sinh viên mới ra trường, bạn nên quan tâm đến 3 vấn đề sau là:

  • Bạn có thích công việc này không?
  • Bạn đã công hiến hết mình cho công việc chưa?
  • Bạn đã mang lại những đóng góp nào giúp cải thiện quy trình sản xuất hay tiết kiệm chi phí vận hành chưa?

Khi câu trả lời đều là “Có” thì bạn yên tâm rằng cứ làm tốt như vậy và bạn sẽ được công ty trọng dụng, nhận được các đãi ngộ tốt cũng như có nhiều cơ hội thăng tiến!

Điều 4: Cơ hội thăng tiến dễ dàng trong quy mô nhà máy

Từ một công nhân nhà máy, bạn bè tôi thành quản lý

Tôi có một vài người bạn, gắn bó trong môi trường nhà máy thực phẩm từ những ngày đầu. Họ làm việc chăm chỉ, chịu khó học hỏi và luôn sẵn sàng di chuyển khi nhà máy cần điều chuyển nhân sự. Nhờ những nỗ lực đó, hiện tại họ đều có những vị trí quản lý tốt trong nhà máy.

Bạn có biết những công ty sản xuất thực phẩm lớn của nước ngoài, khi chọn Việt Nam làm nơi xây dựng nhà máy thì học sẽ tìm ai cho vị trí quản lý tầm trung và tầm cao không? Họ sẽ ưu tiên người có kinh nghiệm và năng lực tại các nhà máy nhỏ để đưa vào. Câu chuyện thăng tiến chỉ là vấn đề về thời gian và sự nỗ lực phấn đấu của bạn.

Bạn có biết 1 tips để trở thành QC, QA, R&D cho 1 nhà máy lớn dù chưa có kinh nghiệm là gì không? Bạn sẽ được cân nhắc chuyển sang vị trí khác khi có kinh nghiệm sản xuất, bằng cấp và năng lực. Các công ty lớn sẽ thường ưu tiên tuyển dụng nội bộ trước rồi mới chính thức đăng tuyển bên ngoài.

>> Có thể bạn quan tâm Nhân viên QC, QA thực phẩm sẽ làm gì trong ngành công nghiệp thực phẩm?

Tuy nhiên việc chuyển vị trí này nên phù hợp với mục tiêu và vị trí sản xuất hiện tại của bạn nữa. Bạn cũng có thể được chuyển lên các vị trí cao hơn trong cùng 1 bộ phân. Đó chính là sự ghi nhận cho nổ lực bạn bỏ ra.

Mình từng hỏi nhiều bạn rằng liệu có chấp nhận làm công việc sản xuất trong nhà máy không thì đa phần đều nhận câu trả lời là không!

Tạm kết

Không thể nói trước rằng công việc sản xuất là 1 vị trí cực kỳ hấp dẫn, nhưng có thể chắc chắn rằng, đây là vị trí khá tốt để học hỏi và va chạm với thực tế sản xuất. Tùy theo định hướng của mình mà bạn có thể cân nhắc những bước đệm nhỏ để tạo sức bậc cho sự nghiệp tương lai của bản thân.

Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp!

Vân Thanh (Tổng hợp)

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button