Mì Su Filindeu hay còn có tên gọi khác là “sợi chỉ của Chúa” do có kết cấu mỏng như sợi chỉ cũng như mất rất nhiều thời gian và công sức để chế biến. Được biết món ăn này có nguồn gốc hơn 300 năm và được phát mình bởi một gia đình ở Lulu, một ngôi làng gần thành phố Nuoro ở Sardinia (Ý)
>> Có thể bạn quan tâm Khám phá về nguyên liệu làm Su Filindeu của nước Ý
Su Filindeu có gì khác biệt so với hơn 300 loại mì Ý khác?
Một điểm đặc trưng của sợi mì này chính là kích thước siêu mỏng đến “vô thực” của nó. Công nghệ làm mì Su Filindeu được truyền từ đời này sang đời khác qua các thế hệ.
Món mì Su Filindeu được cho là đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị, đến nỗi trong 200 năm qua, nó chỉ được phục vụ cho những người trải qua chuyến hành hương dài 33 km bằng cách đi bộ hoặc cưỡi ngựa từ Nuoro đến Lulu trong Lễ San Francesco hai năm một lầnBBC Travel
Nguồn gốc của món mì Su Filindeu là tại thành phố Nouro quê hương của Paola Abraini, người có gia đình đã làm món mì này trong hơn 300 năm. Người ta vẫn chưa biết tại sao hoặc bằng cách nào tổ tiên của cô lại phát minh ra loại mì có một không hai này, nhưng công thức và kỹ thuật của nó chỉ được truyền lại cho những người phụ nữ trong gia đình. Ngày nay, chỉ có một số người biết cách chế biến món Su Filindeu là Abraini, cháu gái và chị dâu của bà.
Đặc điểm của sản phẩm: Su filindeu chỉ bao gồm ba thành phần: lúa mì semolina, nước và muối. Cho những ai chưa biết thì Semolina là loại bột được làm từ lúa mì cứng (durum wheat), được sử dụng khá nhiều trong làm bánh cũng như nấu ăn. Semolina có hàm lượng protein cao nhất trong số các loại bột mì, khoảng 12 – 14%, do đó nó có khả năng tạo kết dính tốt và tạo ra các sản phẩm có độ dai, giòn. Semolina thường được sử dụng để làm các loại mì ống, couscous, bánh pudding, bánh mì,…Nguyên liệu tuy có phần đơn giản nhưng công nghệ sản xuất lại không hề giản đơn tí nào!
Tại sao sợi mì Su Filindeu lại khó sản xuất?
Để sản xuất được sợi mì Su Filindeu đòi hỏi người thợ phải có khả năng cảm bột tốt. Kỹ năng này được gọi tên là “hiểu bột bằng tay” và đỏi hỏi người thợ kéo mì phải mất rất nhiều năm mới có thể đạt được. Nếu bột cần dẻo hơn, người thợ sẽ nhúng ngón tay vào bát nước muối. Nếu cần thêm độ ẩm, họ sẽ nhúng vào bát nước thông thường.
Tôi đã làm mì ống được 20 năm và tôi chưa bao giờ thấy món nào giống như vậyJamie Oliver, đầu bếp người Anh
Khi bột có đô dẻo hoàn hảo thì Abraini – Truyền nhân của gia đình sẽ kéo căng và gấp lại tám lần, khiến bột trở nên mỏng hơn sau mỗi lần kéo. Quá trình này có thể hình dung tương tự quá trình kéo sợi chỉ thủ công để làm ra những chiếc bánh kẹo chỉ tuổi thơ mà mọi người hay ăn tuy nhiên nguyên liệu ở đây không còn là mạch nha với cấu trúc dẻo cao mà là bột mì!
Những sợi mì được kéo xong sẽ xếp trên mặt phẳng (thường là tấm gỗ) Các lớp được xếp chồng chéo và không trùng với nhau. Sau đó sẽ được đem đi phơi phô để tạo thành từng miếng mì giòn có thể bẻ thành từng mảnh nhỏ để chế biến.
Hương vị của món mì Su Filindeu như thế nào?
Bước cuối cùng trong công đoạn, người thợ sẽ chia các tấm mì ống tròn thành các dải, sau đó cho vào nước luộc cừu đang sôi và phủ phô mai pecorino bào lên trên. Đây được xem món mì “ngon đến khó tin”. Nó là sự hòa quyện độc đáo giữa nước dùng đậm đà với với kết cấu và hương vị mì không giống bất cứ thứ gì khác. Đầu bếp người Úc Leo Gelsomino nói với SBS Australia rằng kết cấu của mì ống “chắc nhưng mượt và nhỏ” và có vị thơm ngon và do kết cấu sợi mì nhỏ nên sợi mì thấm vị hơn và đậm đà hơn.
Tạm kết
Hơn 300 năm trôi qua, mì Su Filindeu vẫn được được xem là loại mì quý hiếm nhất trên thế giới. Công thức tạo ra loại mì này mang tính gia truyền và được lưu truyền một cách trọn vẹn qua nhiều thế hệ gia đình Abraini. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nỗ lực sao chép công thức món mì Su Filindeu truyền thống của Sardinia, Ý. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi, bởi hương vị của phiên bản gốc là thứ không thể sao chép một cách dễ dàng.