Chắc hẳn các bạn sinh viên đã nghe về các khái niệm QA và QC trong thực phẩm nhưng ít ai biết về công việc QM. Để tăng cơ hội nghề nghiệp và cũng như tiếp cần nhiều góc đô công việc khác nhau của ngành thực phẩm thì trong bài viết hôm nay, Foodtecher sẽ giới thiệu đến bạn về công việc QM, so sánh công việc QA, QC và QM trong ngành quản lý chất lượng thực phẩm.
>> Có thể bạn quan tâm Bạn đã làm gì sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm từ 2 – 3 năm?
Công việc của QM thực phẩm
QM viết tắt của Quality Management. QM là vị trí quản lý chất lượng trong các công y về thực phẩm. QM có vai trò quản lý các hoạt động liên quan của các nhóm sau: QP (Hoạch định chất lượng), QA (Đảm bảo chất lượng), QC (Kiểm soát chất lượng) và QI (Cải tiến chất lượng).
Tóm lại công việc QM chính là tập hợp quản lý 4 nhóm QP, QA, QC, QI. Trách nhiệm chính của QM bao gồm hoặc định chất lượng cho đến cải tiến chất lượng.
So sánh công việc QA, QC và QM trong thực ngành quản lý chất lượng thực phẩm
Công việc QA
QA là viết tắt của Quality Assurance. ISO 9001:2015 định nghĩa QA là một phần của quản lý chất lượng và tập trung vào việc cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện.
Theo GMP – WHO lại có định nghĩa QA là một khái niệm có phạm vi rộng bao gồm cacsc vấn đè riêng rẻ hoặc kết hợp có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đó là thỏa thuận có mục tiêu nhắm đảm bảo rằng sản phẩm có chất lượng cần thiết cho mục đích ứng dụng, sử dụng.
Tóm lại thì dù theo định nghĩa nào thì vị trí QA cũng được hiểu là có vai trò cung cấp sự tin tưởng cho các bên như khách hàng, đối tác sản xuất,… QA dựa vào các tiêu chuẩn chất lượng được toàn thế giới thừa nhận để cung cấp lòng tin cho người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn đó:
- ISO 9001:2015 (Hệ thống quản lý chất lượng chung nhất)
- ISO 15378 (Bao bì dược)
- ISO 13485 (Thiết bị y tế)
- GMP WHO (Sản xuất dược)
- ISO 22000 (Thực phẩm)
Công việc QC
QC viết tắt của Quality Control tức là kiểm soát chất lượng. Theo định nghĩa của TCVN 9000:2015 thì QC là một phần của quản lts chất lượng tập trung vào việc hoàn thành đầy đủ các yêu cầu chất lượng (Do QA, QP,… đặt ra).
Còn theo định nghĩa của GMP WHO thì QC liên quan đến việc lấy mẫu, tiêu chuẩn và kiểm nghiệm, cũng đồng thời liên quan đến vấn đè tổ chức, hồ sơ tài liệu và quy trình duyệt xuất để đảm bảo đã tiến hành các phép thử phù hợp và chần thiết, và nguyên vật liệu không được xuất cho sử dụng hoặc sản phẩm không được xuất đem bán hay cung cấp, nếu chúng chưa được đánh giá là đạt chất lượng.
Tóm lại thì QC là vai trò về mảng kĩ thuật trong việc xác định các đặc tính của sản phẩm.
Công việc QM
Như đã trình bày ở trên thì công việc của QM chủ yếu là quản lý chất lượng tức là “Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát 1 tổ chức liên quan đến chất lượng”
QM trong doanh nghiệp phải thực hiện các công việc:
- Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và thiết lập các quá trình cần thiết.
- Để đạt được các mục tiêu này, QM phải thông qua các hoạt động như QP (Hoạch định chất lượng), đảm bảo chất lượng (QA), kiểm soát chất lượng (QC) và cải tiến chất lượng (QI).

Tạm kết
Trên đây, Foodtecher đã cung cấp cho bạn thông tin về công việc của QM cũng như so sánh công việc của QM, QC, QA trong hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm. Khi một doanh nghiệp đang muốn tuyển dụng các chức danh như QA/QC, QA, QC, QM,… thì với tư cách các ứng viên, bạn cần nắm rõ đâu là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà doanh nghiệp mong muốn ở bạn thì mới có thể nâng cao cơ hội thành công khi đến với ngành.
Chúc bạn may mắn trên con đường sự nghiệp sắp đến!
Vân Thanh (Tổng hợp)