RD

Ứng tuyển R&D thực phẩm: Cần những gì?

ng tuyển R&D thực phẩm là một quá trình cạnh tranh. Để tăng cơ hội thành công, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng và sự tự tin.Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những kỹ năng cần có để ứng tuyển vị trí R&D thực phẩm.

R&D được xem là công việc khó xin vào nhất. Có một thực tế, công việc này đòi hỏi cao về khả năng tư suy, sự sáng tạo, kiến thức chuyên môn

R&D thực phẩm: Khó vào nhưng không khó vượt qua

Thực sự mà nói thì R&D được xem là công việc khó xin vào nhất trong ngành thực phẩm. Có một điều đương nhiên là vì công việc này đòi hỏi cao về khả năng tư suy, sự sáng tạo và một kiến thức chuyên ngành đủ chắc để giải quyết 1001 tình huống có thể phát sinh với sản phẩm. Đương nhiên đi kèm với yêu cầu chính là phúc lợi, công việc này đa phần sẽ được làm việc giờ hành chính, mức lương hấp dẫn ngay cả khi là sinh viên mới ra trường, môi trường làm việc thoái mái,… 

>> Xem thêm 5 lý do tại sao bạn nên học kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm

Có một thực tế rằng ở Việt Nam, vị trí R&D hay nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm được quan tâm đúng mức. Việc trang bị một đội ngũ R&D thường đòi hỏi về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như cần thời gian đào tạo nên đa phần các doanh nghiệp nhỏ sẽ không lựa chọn phương án này mà thay vào đó học sẽ lựa chọn các đối tác cung cấp dịch vụ Chuyển giao công nghệ với mức chi phí hợp lý, 

Còn đối với các công ty lớn hơn thì R&D thì sẽ có những yêu cầu chuyên biệt mà cụ thể thường là kinh nghiệm chuyên môn từ 1 – 2 năm ở dòng sản phẩm đấy để có thế bắt tay vào công việc ngay khi vừa tuyển dụng mà không cần thông qua các khóa đào tào tốn chi phí.

R&D được xem là công việc khó xin vào nhất. Có một thực tế, công việc này đòi hỏi cao về khả năng tư suy, sự sáng tạo, kiến thức chuyên môn

Cơ hội việc làm nào cho Fresher khi đa phần các công ty đều yêu cầu nhân viên R&D có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm?

Từ QC lên RD

Với những bạn mới ra trường, việc tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành R&D thực phẩm không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê và sự kiên trì, bạn có thể bắt đầu từ vị trí QC để nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.

QC và RD là hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết trong quá trình sản xuất thực phẩm. QC chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường. RD chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm hiện có.

Việc bắt đầu từ vị trí QC sẽ giúp bạn có được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để làm việc trong ngành R&D thực phẩm. Bạn sẽ được tiếp cận với quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn chất lượng, và các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đây là những nền tảng vững chắc để bạn phát triển thành một nhà nghiên cứu và phát triển thực phẩm giỏi.

Ngoài ra, việc bắt đầu từ vị trí QC cũng giúp bạn có được lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển vào vị trí RD. Các công ty thường ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có kinh nghiệm thực tế, và QC là một vị trí có thể giúp bạn tích lũy kinh nghiệm đó.

Làm nổi bật CV thông qua luận văn tốt nghiệp, thực tập và các cuộc thi phát triển sản phẩm

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường theo đuổi ngành R&D công nghệ thực phẩm, để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bạn cần chú trọng đến hai yếu tố chính là luận văn tốt nghiệp và thực tập.

  • Về luận văn tốt nghiệp, nếu có định hướng sẽ phát triển trong mang thực phẩm cụ thể như các sản phẩm về sữa, kem, bánh kẹo, lương thực, cà phê…. thì ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên có thể chọn đề tài luận văn liên quan và làm thật tốt cả trong khâu tìm hiểu lẫn trình bày. Đây cũng là một điểm cộng bù đắp vào kinh nghiệm còn thiếu của các bạn.
  • Về thực tập, bạn nên lựa chọn doanh nghiệp có uy tín và chuyên về lĩnh vực sản phẩm bạn đang theo đuổi và nên xin vào vị trí thực tập R&D thực phẩm. Còn nếu không thì nên ưu tiên thực tập vị trí R&D ở bất kỳ công ty nào trong doanh nghiệp. Một số nơi thời tuyển thực tập sinh R&D như Saigon Food, VinaOrganic,…

Bên cạnh đó, nếu bạn có tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học hoặc các cuộc thi phát triển sản phẩm ở trường đại học, hãy thể hiện điều đó trong CV và buổi phỏng vấn. Đây sẽ là những điểm cộng giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.

Câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên R&D thực phẩm phổ biến?

Ngoài các câu hỏi giới thiệu về bản thân thì trong buổi phỏng vấn vị trí R&D thực phẩm, một số nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi cụ thể hơn dành cho bạn, dưới đây là một số câu hỏi phổ biến được Foodtecher tổng hợp.

Một số câu hỏi tổng quan

  • Bạn có kinh nghiệm gì trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm không?
  • Bạn có biết về hệ thống quản lý chất lượng trong ngành thực phẩm không?
  • Đề tài tốt nghiệp của bạn là gì và trong đề tài đó bạn đã làm những gì?
  • Bạn có thể giải thích cách bạn giải quyết xung đột trong nhóm không?
  • Bạn có thể giải thích cách bạn giải quyết một vấn đề khó khăn trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm không?
  • Bạn đã dùng/ trải nghiệm sản phẩm của công ty chúng tôi chưa? Bạn cảm thấy sản phẩm như thế nào? Bạn thích sản phẩm nào nhất or không thích sản phẩm nào?
  • Bạn có biết về công ty đối thủ của chúng tôi không?
  • Bạn có thích nấu ăn không? Bạn có được xem là nấu ăn ngon không? hay bạn có tài năng đặc biệt nào không?
  • Có rất nhiều ứng viên ngoài kia và trông bạn chưa thật sự phù hợp với vị trí này, hãy cho chúng tôi 1 lý do để lựa chọn bạn?

Một số câu hỏi chuyên môn

  • Hãy giải thích cách tính hạn sử dụng của một sản phẩm thực phẩm.
  • Bạn hãy mô tả quy trình test cảm quan của một sản phẩm thực phẩm.
  • Hãy mô tả quy trình phát triển một sản phẩm thực phẩm mới.
  •  Bạn có nắm bắt được xu hướng mới của ngành thực phẩm hiện nay không?
  •  Bạn có biết cách tra cứu quy định về liều lượng của nguyên liệu, phụ gia theo quy định của pháp luật không?
  •  Bạn có biết gì về vi sinh và loại vi sinh nào thường xuất hiện trong dòng sản phẩm của chúng tôi?

Tạm kết

Để thành công trong lĩnh vực R&D thực phẩm, bạn cần trau dồi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng. Kiến thức chuyên môn là nền tảng vững chắc để bạn có thể phát triển các sản phẩm mới. Kinh nghiệm giúp bạn giải quyết các vấn đề thực tế trong quá trình phát triển sản phẩm. Kỹ năng mềm, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng rất quan trọng để bạn thành công trong môi trường làm việc R&D.

Vân Thanh

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button