
- Knowledge is power
- The Future Of Possible
- Hibs and Ross County fans on final
- Tip of the day: That man again
- Hibs and Ross County fans on final
- Spieth in danger of missing cut
Bài viết này sẽ giúp các bạn tân sinh viên ngành công nghệ thực phẩm có nhiều gợi ý hơn để lựa chọn laptop khi bắt đầu ngành học. Thông qua phân tích về 5 tiêu chí quan trọng nhất làm cơ sở đánh giá về chất lượng của 1 chiếc laptop, bạn sẽ hiểu thêm về các loại máy tính trên thị trường. Nếu ngân sách “eo hẹp” thì hãy xem đến cuối bài để nhận được lời khuyên nhé!
Hiện nay các bài viết quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Nếu bạn search từ khóa “laptop cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm”hẳn sẽ thấy đến 2 hoặc 3 bài viết đầu tiên là từ các nhà bán lẻ thiết bị điện tử mong muốn hướng khách hàng chọn mua sản phẩm của mình, sau đó có thể là những chia sẻ chung chung hay dành riêng cho các ngành đặc trưng như công nghệ thông tin, thiết kế,… Những bài viết này có thể cung cấp cho bạn một số gợi ý khá tốt, tuy nhiên nếu bạn muốn cụ thể hơn đối với ngành học của mình thì bài viết này là dành cho bạn.
Câu hỏi 1: Sinh viên công nghệ thực phẩm có cần thiết sắm laptop?
100% là có nhé! Không chỉ riêng ngành thực phẩm mà bất kỳ ngành học nào trong thời đại internet phát triển như hiện nay cũng đều cần 1 chiếc laptop cá nhân. Có rất nhiều tác dụng mà thiết bị này có thể giúp bạn:
Tăng tính tiện lợi khi học
- Hiện nay giảng viên thường giao tài liệu thông qua các nền tảng như eclassroom, google classroom, google drive,… Nên chiếc laptop chính là phương tiện cần thiết để sinh viên xem thông tin, lưu trữ tài liệu (Kinh nghiệm là liệu trên các nền tảng internet có thể bị xóa và bạn có thể cần tham khảo lại sau khi tốt nghiệp đấy!).
- Khi làm bài tiểu luận/bài thu hoạch thì việc tìm kiếm tài liệu một cách liên tục và nhanh chóng là một vấn đề mà chiếc điện thoại hay ipad không thể giải quyết được.
Rèn luyện các kỹ năng vi tính cơ bản
Điều này dựa trên ý kiến cá nhân. Theo kinh nghiệm học tập cá nhân, việc được tảng bị laptop càng sớm thì bạn sẽ càng có nhiều cơ hội rèn luyện các kỹ năng vi tính cơ bản như Bộ công cụ Office của Microsoft, các công cụ onlien của Google, tìm kiếm tài liệu (cách dùng từ khóa, cách tải bài viết,…) Từ đó sẽ giúp cho quá trình thực hiện bài thu hoạch, báo cáo khi vào chuyên ngành hay khóa luận tốt nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tải các phần mềm phụ vụ học tập
Khi bước vào chuyên ngành, bạn sẽ bắt đầu với các môn học đòi hỏi xử lý bằng các công cụ phần mềm. Ví dụ như khi học môn xử lý số liệu, ngoài Excel, bạn sẽ cần dùng đến Minitab, SPSS,… Rồi đến môn đồ án thiết kế hay vẽ kỹ thuật, bạn sẽ cần đến AutoCAD, có thể khi học môn thiết kế bao bì thực phẩm hay các môn thwujc hành công nghệ, bạn sẽ cần dùng các công cụ như Photoshop, Ai,… Tóm lại thì chắc chắn sẽ chiếc laptop sẽ rất quan trọng trong giai đoạn này.
Câu hỏi 2: Khi chọn mua laptop cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm cần xem xét các yếu tố nào
Đến đây thì chắc hẳn bạn đã biết mình cần 1 chiếc laptop rồi nhỉ. Nhưng cần 1 chiếc laptop như thế nào thì hãy xem xét 5 yếu tố mà Foodtech đưa ra như sau:
1. CPU
CPU là yếu tố đầu tiên cần xem xét. Hiểu đơn giản thì CPU đại diện cho hiệu suất và sức mạnh xử lý của máy tương đương với não của con người vậy. Vậy nên CPU càng mạnh thì khả năng làm việc đa nhiệm của máy càng “xịn”
Vậy tại sao bạn cần sự đa nhiệm này? Đó là vị trong quá trình bắt đầu các kỳ học như đồ án thiết kế, đồ án môn học, khóa luận thực phẩm thì chắc chắn máy tính của bạn sẽ phải chạy hết công suất để phục vụ quá trình xử lý của các phần mềm như SPSS/minitab, AutoCAD,… Cùng với 1001 tab word tìm tài liệu và tải tài liệu.
Nếu không có một chiếc CPU mạnh, bạn sẽ có những trải nghiệm “tuột mood” như chương trình tắt đột ngột, ứng dụng ngưng hoạt động hay các dữ liệu chưa được save thì AutoCAD tự động tắt…
Lời khuyên ở đây là để đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho các tác vụ đòi hỏi nhiều tài nguyên, bạn nên chọn laptop có CPU Intel Core i5 trở lên hoặc AMD Ryzen 3 trở lên. CPU AMD Ryzen và CPU Intel Core có hiệu suất tương đương nhau, nhưng CPU AMD Ryzen có lợi thế về khả năng xử lý đa tác vụ, trong khi CPU Intel Core nhanh hơn khi thực hiện các tác vụ lõi đơn. Bạn nên tránh các dòng CPU Intel Pentium và Intel Celeron vì chúng có hiệu suất thấp hơn.
2. RAM
Bộ nhớ RAM là một trong những thành phần quan trọng nhất của máy tính, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lý và độ mượt mà của máy. Dung lượng RAM càng lớn thì bộ xử lý (CPU) có thể truy cập dữ liệu và xử lý các tác vụ nhanh hơn, giúp máy hoạt động mượt mà và trơn tru hơn.
Đối với các tác vụ cơ bản như soạn thảo văn bản, duyệt web, xem video,…, bạn có thể sử dụng RAM tối thiểu 4GB. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trải nghiệm máy tính mượt mà hơn, không bị lag khi chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, thì nên chọn RAM 8GB trở lên.
RAM có thể được nâng cấp, vì vậy nếu bạn muốn nâng cấp dung lượng RAM để cải thiện hiệu năng máy tính, bạn có thể thực hiện việc này sau khi mua máy.
3. Ổ cứng
Dung lượng ổ cứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của máy tính xách tay. Ổ cứng càng lớn thì có khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu hơn, đồng thời cũng có thể truy cập dữ liệu nhanh hơn. Dưới đây là một số “take note” cho bạn tham khảo:
- Ổ cứng SSD có tốc độ nhanh hơn ổ cứng HDD. Ổ cứng HDD là loại ổ cứng truyền thống, sử dụng đĩa từ quay để lưu trữ dữ liệu. Ổ cứng SSD là loại ổ cứng mới hơn, sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu
- Nên chọn ổ cứng SSD tối thiểu 256GB.
- Cách kiểm tra ổ cứng SSD trong máy tính xách tay:
- Nhấn phím tắt Windows + R để mở hộp Run.
- Nhập “dfrgui” và nhấn Enter.
- Tìm cột Loại phương tiện.
4. “Độ cồng kềnh” của máy
Yếu tố này liên quan nhiều đến ngân sách của bạn. Nên đương nhiên nếu muốn tiết kiệm, bạn có thể chọn chiếc laptop có kích thước to hơn 1 chút. Nhưng không được quá cồng kềnh gây sự bất tiện khi học tập.
Đề xuất:
- Màn hình: 15 – 16 inch (trung bình)
- Độ phân giải: 1920x1080px Full HD, 1366x768px HD
- Trọng lượng: Khoảng 1,4-1,8kg (tùy theo nhu cầu)
Lý giải:
- Màn hình: Kích thước màn hình phù hợp để sử dụng trong nhiều trường hợp, không quá nhỏ gây mỏi mắt, không quá lớn gây cồng kềnh. Độ phân giải Full HD hoặc HD phù hợp để xem phim, chơi game, làm việc văn phòng.
- Trọng lượng: Trọng lượng phù hợp để mang theo khi di chuyển.
Câu hỏi 3: Lời khuyên nào dành cho sinh viên Công nghệ thực phẩm có ngân sách “eo hẹp”
Đầu tiên, đưa ra mức ngân sách tối đa bạn có. Ngoài những lựa chọn cho 1 chiếc laptop mới, bạn hoàn toàn có thể chọn 1 chiếc laptop vuc với giá thành rẻ gấp 2 – 3 lần nhưng lưu ý nên chọn những địa điểm uy tín và cần người biết cách đánh giá máy trước nhé!
Các loại laptop sinh viên
- Gaming: Chuyên chơi game, cấu hình mạnh, màn hình lớn, giá cao.
- Productivity/Student: Chuyên làm việc, học tập, cấu hình vừa đủ, giá vừa phải.
- Business: Chuyên sử dụng trong doanh nghiệp, cấu hình ổn định, giá cao.
Lựa chọn laptop productivity/student: Trọng lượng dưới 1,5kg, i3 thế hệ thứ 10 trở lên, kích thước nhỏ gọn.
Lưu ý khi mua laptop
- Chọn thương hiệu uy tín, dịch vụ hậu mãi tốt.
- Ưu tiên số lượng đánh giá khi mua hàng trực tuyến.
- Không phụ thuộc vào nhân viên bán hàng.
- Lựa chọn bộ lưu trữ SSD thay vì HDD.
>> Xem thêm Tại sao sinh viên Công Nghệ Thực Phẩm mông lung về sự nghiệp?
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ từ kinh nghiệm, kiến thức tổng hợp của Foodtecher về Kỹ năng lựa chọn Laptop cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào thì có thể comment phía dưới bài viết để chúng mình cùng thảo luận nhé!
Vân Thanh