RD

Đôi điều bạn cần biết trước khi theo đuổi công việc R&D thực phẩm

Research and Development (R&D) là bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đây là bộ phận quan trọng trong ngành thực phẩm, chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm hiện có, đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm.

>> Có thể bạn quan tâm Tại sao sinh viên Công Nghệ Thực Phẩm mông lung về sự nghiệp?

Thực tế ở Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng về R&D không nhiều và thường yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm cứng về nó.

Thực tế ngành R&D ở Việt Nam

Chúng ta thường hay nói đùa với nhau rằng: R&D là công việc “ngon” nhất trong ngành Công nghệ thực phẩm rồi thì bạn bè nào vừa mới ra trường mà được làm vị trí R&D thì đúng lại bảo “Sau mà may mắn thế!”. Thật ra R&D đúng thật là công việc khá tốt bởi các lý do sau:

    • Công việc R&D thường sẽ được làm việc giờ hành chính (thường là từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều) nên sẽ không có chuyện đi ca kíp như các bạn làm QC hay KCS. Do đó sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe hơn.
    • Theo ghi nhận thì mức lương cơ bản của R&D tại cùng 1 công ty sẽ cao hơn các vị trí khác (Trừ công việc Nhân viên kinh doanh tùy tháng sẽ được hưởng hoa hồng nên có thể cao hơn). Ví dụ công ty có tuyển vị trí R&D và QC và đều nhận sinh viên vừa ra trường thì mức lương cơ bản của R&D thường rơi vào tầm trên 8 triệu và lương cơ bản của QC sẽ từ 5 – 7 triệu (Chưa tính tăng ca).

Ngoài ra còn nhiều lý dó khác nữa, nhưng chỉ với những lý do như vậy đã thu hút được số lượng khá lớn các bạn cử nhân/kỹ sư Công nghệ thực phẩm. Nhưng không phải muốn làm là được!

Thực tế ở Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng về R&D không nhiều và thường yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm cứng về nó. Nguyên nhân là do đầu tư cho RD đòi hỏi khá lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, và các công ty ở Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến vấn đề này.

Lộ trình phát triển nghề nghiệp

Để có thể phát triển trong nghề R&D, bạn có thể tham khảo lộ trình sau:

  • Bước 1: Làm QC hoặc QA để lấy kinh nghiệm về chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất.
  • Bước 2: Tham gia các khóa học đào tạo về R&D.
  • Bước 3: Tìm cơ hội làm việc trong lĩnh vực R&D.

Điều kiện cần và đủ để trở thành nhân viên R&D

R&D là viết tắt của Research and Development, hay Nghiên cứu và Phát triển. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có.

Để trở thành một nhân viên R&D, bạn cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Kiến thức chuyên môn: Đây là điều kiện tiên quyết để bạn có thể làm việc trong lĩnh vực R&D. Bạn cần có kiến thức vững chắc về chuyên ngành của mình, bao gồm các kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật,…
  • Kỹ năng mềm: Ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần có các kỹ năng mềm cần thiết để làm việc trong môi trường R&D, như:
    • Kỹ năng tư duy sáng tạo: Để có thể tạo ra những sản phẩm mới, bạn cần có khả năng tư duy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới lạ và độc đáo.
    • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình nghiên cứu và phát triển, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề cần giải quyết. Do đó, bạn cần có khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
    • Kỹ năng làm việc nhóm: R&D là một công việc đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người. Do đó, bạn cần có khả năng làm việc nhóm hiệu quả.

  • Các kỹ năng cứng như kỹ năng tiếng anh rất quan trọng trong tìm kiếm tài liệu hay kỹ năng vi tính cũng rất quan trọng.
  • Chứng chỉ, bằng cấp: Một số công ty có thể yêu cầu ứng viên có các chứng chỉ, bằng cấp liên quan như HACCP, FSSC, BRC, ISO,…

Kinh nghiệm làm việc: Một số công ty yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực R&D. Tuy nhiên, cũng có những công ty không yêu cầu kinh nghiệm, mà sẽ đào tạo cho ứng viên sau khi tuyển dụng như KIDO, Tân Hiệp Phát,… Hoặc có thể chọn khởi đầu ở những công ty nhỏ không yêu cầu kinh nghiệm để vừa học hỏi về thực tế sản xuất và làm việc

Tư duy sâu sắc: Ngoài những điều kiện trên, một nhân viên R&D cần có tư duy sâu sắc để có thể phân tích và đánh giá các vấn đề một cách toàn diện. Thường thì các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên hơn đối với những bạn tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc tại các trường, do đó nếu muốn đầu tư để trở thành R&D thì bạn cũng nên cố gắng học tập thật tốt khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thực tế ở Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng về R&D không nhiều và thường yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm cứng về nó.

Nhìn chung, các bạn R&D thường phải có 1 trình độ nhất định về các vấn đề về chất lượng cũng như nắm rõ kiến thức của quá trình sản xuất. Sau khi đã nghiên cứu 1 dự án thành công họ phải biên soạn lại dữ liệu rồi chuyển giao tài liệu về hệ thống chất lượng và sản xuất cho đối tác hay quản lý.

Tạm kết

Để trở thành một nhân viên R&D, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng và tư duy. Nếu bạn yêu thích công việc nghiên cứu và phát triển, hãy nỗ lực học tập và rèn luyện để đạt được mục tiêu của mình. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp!

Vân Thanh

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button