Ngành công nghệ thực phẩm và ngành dinh dưỡng là một ngành học đa dạng và mang tính ứng dụng cao. Với nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thực phẩm an toàn và lành mạnh, sinh viên công nghệ thực phẩm có thể đeo đuổi lĩnh vực dinh dưỡng để gia tăng cơ hội việc làm cho bản thân. Mời bạn tham khảo 1 số thông tin mà Foodtecher tổng hợp được về cách mà sinh viên Công nghệ thực phẩm chuyển hướng sang dinh dưỡng nhé!
Công nghệ thực phẩm chuyển sang ngành dinh dưỡng như thế nào?
Với xu hướng hiện tại, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên có bằng cấp chuyên môn về dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng lâm sàng. Do đó, sinh viên công nghệ thực phẩm muốn chuyển sang ngành dinh dưỡng cần phải trang bị thêm kiến thức và kỹ năng chuyên ngành dinh dưỡng.
3 cách để sinh viên Công nghệ thực phẩm rẽ hướng sang ngành dinh dưỡng
Đối với những cá nhân có đam mê với ngành dinh dưỡng và mong muốn cống hiến năng lực bản thân để cải thiện sức khỏe cộng đồng, vẫn có thể theo đuổi ngành này thông qua ba cách sau:
- Cách 1: Học thêm các chứng chỉ về dinh dưỡng: Đây là cách phổ biến nhất để sinh viên công nghệ thực phẩm chuyển sang ngành dinh dưỡng. Bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn, các chương trình đào tạo chuyên nghiệp hoặc các khóa học trực tuyến về dinh dưỡng.
- Cách 2: Tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc làm việc tại các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm dinh dưỡng: Đây là cách giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tế về lĩnh vực dinh dưỡng.
- Cách 3: Học tiếp lên bậc sau đại học: Nếu bạn có mong muốn theo đuổi sự nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực dinh dưỡng, bạn có thể học tiếp lên bậc sau đại học ngành dinh dưỡng hoặc các ngành liên quan.
Mình tốt nghiệp ngành thực phẩm. Hiện tại công tác tại khoa dinh dưỡng bệnh viện được 10 năm. Mình xin chia sẽ quan điểm cá nhân như sau:
Với xu hướng hiện tại bằng Công nghệ thực phẩm (CNTP) làm về dinh dưỡng sẽ gặp nhiều trỡ ngại do kiến thức mình học chủ yếu về công nghệ thực phẩm nên không sử dụng được trong dinh dưỡng đặc biệt dinh dưỡng lâm sàng.
Với niềm đam mê dinh dưỡng nhưng điều kiện chỉ có bằng CNTP thì bạn nên học thêm các chứng chỉ về dinh dưỡng như dinh dưỡng tiết chế – dinh dưỡng lâm sàng – dinh dưỡng cộng đồng. Khi đủ kiến thức bạn vẫn có thể theo đuổi ngành dinh dưỡng.
Những vị thế tuyển dụng vào vị trí dinh dưỡng thì mình sẽ không bằng chuyên ngành dinh dưỡng. Hiện tại trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh có đào tạo chuyển đổi từ CNTP sang dinh dưỡng.
Bạn mới ra trường cần học thêm nhiều kinh nghiệm lĩnh vực dinh dưỡng. Đủ tiềm lực thì có thể kinh doanh ngành thực phẩm chuyên về dinh dưỡng sẽ là một lợi thế.Ý kiến bạn đọc chia sẻ

Cơ hội việc làm của ngành dinh dưỡng
Cơ hội việc làm của ngành ngành dinh dưỡng khá đa dạng. Tuy nhiên nếu bạn tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân/kỹ sư công nghệ thực phẩm và muốn rẽ hướng sang dinh dưỡng thì sẽ có 2 trường hợp tương ứng với 2 mảng công việc khá nhau.
Trường hợp 1: Sinh viên tốt nghiệp Công nghệ thực phẩm
Nếu chỉ tốt nghiệp với tấm bằng Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể lựa chọn theo hướng chuyên về ngành thực phẩm để làm việc tại các nhà máy, công ty sản xuất thực phẩm, bếp ăn công nghiệp.
Đây là vị trí công việc phổ biến dành cho các bạn sinh viên ngành công nghệ thực phẩm. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận và làm việc với thực phẩm, từ đó tích lũy kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng.
Trường hợp 2: Sinh viên tốt nghiệp Công nghệ thực phẩm học thêm văn bằng 2 Cử nhân dinh dưỡng
Trường hợp 2 có 2 dạng tức là Sinh viên công nghệ thực phẩm có thể lấy bằng cử nhân dinh dưỡng bằng cách chuyển đổi ngành hoặc học văn bằng 2. Nếu đi theo hướng này thì bạn sẽ có khá nhiều cơ hội việc làm. Cụ thể:
- Chuyên gia dinh dưỡng tại bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám;
- Chuyên gia dinh dưỡng tại các tổ chức phi chính phủ;
- Chuyên gia dinh dưỡng tại các công ty thực phẩm, công ty chế biến thực phẩm;
- Giảng viên, nhà nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự kinh doanh hoặc làm việc tự do trong lĩnh vực dinh dưỡng, chẳng hạn như tư vấn dinh dưỡng online, viết blog về dinh dưỡng,…
>> Có thể bạn quan tâm Nhân viên sản xuất là làm công việc cụ thể gì trong Nhà máy sản xuất thực phẩm?
Tạm kết
Dinh dưỡng là một lĩnh vực rộng lớn và hấp dẫn, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Với kiến thức và kỹ năng của ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên vẫn có thể lựa chọn chuyển đổi sang ngành dinh dưỡng để theo đuổi đam mê và cống hiến cho cộng đồng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn sinh viên công nghệ thực phẩm có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.
Foodtecher là trang cung cấp thông tin kiến thức về những cơ hội việc làm, cẩm nang tìm việc,.., dành riêng cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm. Nếu bạn có quan tâm đến lĩnh vực này, hãy theo dõi Foodtecher.vn để cập nhật thêm những thông tin bổ ích nhé
Vân Thanh