Trái ngành

Bạn có từng nghĩ về làm trái ngành Công nghệ thực phẩm

Story Highlights
  • Tại sao sinh viên Công nghệ thực phẩm lại lựa chọn làm trái ngành
  • Được và mất khi làm công việc trái ngành Công nghệ thực phẩm

Dành 4 năm học Công nghệ thực phẩm, mất 1 – 2 năm làm công việc truyền thống QC, QA, KCS, nhân viên vận hành,… Đã bao giờ bạn nghĩ đến làm công việc trái ngành để tìm kiếm cơ hội mới, mở ra con đường cho bản thân mình. Hay bạn là sinh viên ngành công nghệ thực phẩm và đang phân vân liệu có nên làm trái ngành sau khi ra trường hay không? Bạn lo lắng rằng làm trái ngành sẽ khiến bạn mất đi cơ hội phát triển trong lĩnh vực mình yêu thích?

>> Có thể bạn quan tâm Bạn đã làm gì sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm từ 2 – 3 năm?

Tại sao sinh viên Công nghệ thực phẩm lại lựa chọn làm trái ngành

Nguyên nhân khách quan

Theo khảo sát của một số trường đại học, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc làm trái ngành công nghệ thực phẩm, bao gồm:

  • Lựa chọn sai ngành học: Nhiều bạn trẻ chọn ngành công nghệ thực phẩm vì nghĩ rằng đây là ngành học dễ xin việc, có mức lương cao. Tuy nhiên, sau khi học tập và thực tập, nhiều bạn nhận ra rằng mình không thực sự yêu thích ngành này và quyết định làm trái ngành.
  • Không có định hướng công việc rõ ràng: Nhiều sinh viên ra trường vẫn chưa biết mình muốn làm gì, dẫn đến việc họ không thể tìm được công việc đúng ngành.

Thật ra làm việc trái ngành đặc biệt với ngành thực phẩm không phải là hiếm. Nếu đã xác định được mong muốn, khả năng của bản thân thì

  • Thiếu chuyên môn, khó xin việc đúng ngành: Với sự cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường lao động, các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp. Điều này khiến những sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm nhưng thiếu kinh nghiệm khó có thể xin được việc đúng ngành.
  • Xu hướng chạy theo ngành nghề “hot”: Nhiều bạn trẻ chọn làm trái ngành vì bị thu hút bởi những công việc được cho là “hot”, có cơ hội rộng mở và mức lương hậu hĩnh.
  • Chọn theo đuổi “đam mê” thay vì phụ thuộc vào tấm bằng đại học: Một số bạn trẻ sẵn sàng hy sinh tấm bằng đại học để theo đuổi nghề nghiệp mơ ước, dù nó không liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan này đến từ một số ý kiến của các bạn từng có thời gian gắn bó với các công việc liên quan đến nhà máy thực phẩm, tựu chung lại thì dưới đây là những nguyên nhân chính khiến các bạn không muốn gắn bó lâu dài với ngành:

  • Lương khởi điểm không cao so với mặt bằng chung: Mức lương khởi điểm cho vị trí QC thực phẩm thường rơi vào khoảng 6 – 7 triệu VNĐ/tháng nhưng nếu tăng ca nhiều thì mức lương các bạn có thể lên đến hơn 10 triệu VNĐ/tháng.
  • Tăng ca nhiều: Nhiều bạn gen Z hiện nay muốn có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nên rất ngại các vấn đề về răng ca, trong khi đó tăng ca là yêu cầu bắt buộc của 1 số công việc ngành thực phẩm.
  • Công việc không phù hợp với các bạn nữ: Tăng ca nhiều và làm việc trong nhà máy với những bộ đồ bảo hộ dày được một số bạn đánh giá là không phù hợp với các bạn nữ. Ý kiến cá nhân thì mình thấy vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách mỗi người.
  • Công việc lặp lại gây nhàm chám: Bản chất của các công việc QC chính là kiểm tra kiểm tra và liên tục kiếm tra đến đảm bảo sản phẩm thực phẩm không xảy ra sự cố khi đến tay người tiêu dùng. Nên có thể gây nhàm chán với nhiều bạn. Ngoài ra các bạn cũng có thể làm ở các vị trí yêu cầu sự năng động hơn như Technical sale, nhân viên R&D, QA thực phẩm,….

Được và mất khi làm công việc trái ngành Công nghệ thực phẩm

Bạn có bao giờ tự hỏi, nếu mình mất mấy năm làm công việc trái ngành nhưng đánh đổi lại mình không được gì trong khi bạn bè đang có công việc chuyên ngành ổn định thì sao? Bạn có cảm thấy chán nản, thất vọng và tự ti?

Có 2 thứ bạn sẽ mất khi chuyển sang một công việc trái ngành.

  • Bỏ phí kiến thức và kỹ năng hiện tại: Nếu bạn tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thực phẩm và làm trái ngành, bạn có thể sẽ không bao giờ dùng tới các kiến thức và kỹ năng đã học. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy tiếc nuối và lãng phí thời gian, công sức.
  • Tốn thời gian học tập kiến thức và kỹ năng mới: Để làm tốt một công việc trái ngành, bạn cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn phù hợp. Điều này có thể khiến bạn mất thêm thời gian và công sức để học tập và trau dồi.

Vậy bạn được những gì khi làm trái ngành

Lợi ích về thu nhập và cơ hội thăng tiến

Một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người học Công nghệ thực phẩm nhưng làm công việc trái ngành là vì thu nhập và cơ hội thăng tiến.

Với mức lương khởi điểm không cao và thường xuyên tăng ca, nhiều người cảm thấy thu nhập từ ngành Công nghệ thực phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Trong khi đó, nhiều ngành nghề khác có mức lương khởi điểm cao hơn và cơ hội thăng tiến tốt hơn.

Cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp

Làm công việc trái ngành giúp bạn có cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp theo những hướng mới. Bạn có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng từ ngành Công nghệ thực phẩm để áp dụng vào công việc trái ngành của mình.

Ví dụ, nếu bạn học Công nghệ thực phẩm nhưng làm công việc marketing, bạn có thể sử dụng kiến thức về an toàn thực phẩm để xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả. Hoặc, nếu bạn học Công nghệ thực phẩm nhưng làm công việc kinh doanh, bạn có thể sử dụng kiến thức về chất lượng thực phẩm để phát triển sản phẩm mới.

Trải nghiệm và khám phá bản thân

Làm công việc trái ngành cũng là một cách để bạn trải nghiệm và khám phá bản thân. Bạn có thể tìm hiểu những ngành nghề mới và xác định xem mình phù hợp với ngành nghề nào.

Nếu bạn đang cân nhắc việc đi làm trái ngành công nghệ thực phẩm, hãy cân nhắc những điều mà bạn có thể nhận được từ công việc này. Hãy nhớ rằng, không có một con đường nào dẫn đến thành công. Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn con đường phù hợp với bản thân và giúp bạn phát triển.

Tạm kết

Thật ra làm việc trái ngành đặc biệt với ngành thực phẩm không phải là hiếm. Nếu đã xác định được mong muốn, khả năng của bản thân thì bạn hãy cứ phần đấu theo đuổi. Nên nhớ rằng chúng ta còn trẻ, hãy cứ dành thời gian để trải nghiệm và tìm ra được công việc phù hợp là quan trọng nhất. Để rồi sau này, đến một thời điểm khi mà mọi thứ phải đi vào guồng quay cố định, khi chúng ta buộc phải phấn đấu phát triển sự nghiệp và bị áp lực về tiền bạc gia đình thì bạn sẽ không hối hận vì trước kia mình đã chấp nhận thử thách.

Vân Thanh

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button