Dinh dưỡng

Công việc của dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp là gì?

Story Highlights
  • Mô tả công việc của dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp
  • Yêu cầu công việc của dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp
  • Chế độ lương và đãi ngộ của dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp
  • 7 kỹ năng cần có để làm tốt công việc dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp

Dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp là một công việc đang tuyển dụng rất phổ biến với những yêu cầu rất phù hợp với các bạn sinh viên Công nghệ thực phẩm. Nếu bạn đang quan tâm đến công việc này hoặc muốn rẽ hướng sang dinh dưỡng thực phẩm, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Foodtecher.vn để tìm hiểu tất tần tật về công việc dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp nhé!

>> Có thể bạn quan tâm Tại sao sinh viên Công Nghệ Thực Phẩm mông lung về sự nghiệp?

Mô tả công việc của dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp

Theo tìm hiểu mô tả công việc của một số doanh nghiệp tuyển dụng thì công việc của dinh dưỡng viên có 3 công việc chung:

Công việc 1: Lập thực đơn

  • Đảm bảo tính khoa học: Thực đơn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho người dùng, phù hợp với từng đối tượng và nhu cầu dinh dưỡng của họ.
  • Đảm bảo tính đa dạng: Thực đơn cần được thay đổi thường xuyên để tạo sự ngon miệng và kích thích sự thèm ăn cho người dùng.
  • Đảm bảo tính kinh tế: Thực đơn phải được xây dựng sao cho phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.

Công việc 2: Kiểm soát chất lượng thực phẩm

  • Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào: Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng,… của nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến.
  • Kiểm tra quá trình chế biến: Đảm bảo thực phẩm được chế biến trong môi trường sạch sẽ, vệ sinh, đúng quy trình.
  • Kiểm tra chất lượng suất ăn: Kiểm tra suất ăn trước khi đưa ra phục vụ cho người dùng.

Dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp đang được tuyển dụng phổ biến với những yêu cầu rất phù hợp với sinh viên Công nghệ thực phẩm.

Công việc 3: Đặt hàng thực phẩm

  • Xác định nhu cầu thực phẩm: Dựa trên thực đơn đã lập, dinh dưỡng viên cần xác định nhu cầu thực phẩm cần thiết cho từng ngày, tuần, tháng,…
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có nguồn cung cấp thực phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • So sánh giá cả và chất lượng: Dinh dưỡng viên cần so sánh giá cả và chất lượng của các nhà cung cấp để lựa chọn được nhà cung cấp có giá cả hợp lý và chất lượng tốt nhất.
  • Đặt hàng đúng thời gian: Đặt hàng đúng thời gian để đảm bảo có đủ thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các công việc này còn có các nhiệm vụ khác như:

  • Kiểm soát cost hàng ngày, kiểm soát số lượng hàng đặt, làm việc với khách hàng.
  • Giám sát, kiểm soát chất lượng suất ăn, kiểm tra vệ sinh, an toàn trong canteen, thử và lưu giữ mẫu thưc ăn, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên.
  • Quản lý kho, báo cáo chi phí, doanh thu, lưu mẫu, chụp ảnh báo cáo lên nhóm, hỗ trợ các công việc khác.
  • Cải tiến thực đơn, kiểm tra bếp, khảo sát ý kiến nhân viên, lên phương án cải tiến, sắp xếp, điều phối công việc của nhân viên bếp.

Dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp đang được tuyển dụng phổ biến với những yêu cầu rất phù hợp với sinh viên Công nghệ thực phẩm.

Yêu cầu công việc của dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp

Công việc dinh dưỡng viên có 1 số yêu cầu khá cơ bản mà tất cả các bạn sinh viên vừa ra trường đều có thể đáp ứng được như:

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng trở lên, ưu tiên các ngành liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm,…
  • Kinh nghiệm: Một số công việc yêu cầu kinh nghiệm từ 1 năm trở lên.
  • Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, có kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt.

Chế độ lương và đãi ngộ của dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp

Mức lương: Mức lương của dinh dưỡng viên dao động từ 6 triệu đến 12 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và vị trí công việc.

Chế độ đãi ngộ: Ngoài lương, dinh dưỡng viên còn được hưởng các chế độ đãi ngộ khác như:

  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Thưởng lễ, tết, lương tháng 13, nghỉ phép, nghỉ mát theo quy định của công ty.
  • Các chế độ phúc lợi khác như: hỗ trợ ăn trưa, trợ cấp xăng xe, nhà ở,…

7 kỹ năng cần có để làm tốt công việc dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp

  • Sơ chế nguyên liệu, kỹ thuật chế biến món ăn, phân chia thức ăn;
  • Quy trình bếp ăn 1 chiều;
  • Giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Nhập xuất nguyên liệu hàng ngày;
  • Báo cáo nhập hàng, xuất hàng, tồn kho;
  • Ngoài những kỹ năng trên, người làm bếp còn cần có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,… để đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả;
  • Cuối cùng là kiến thức về mảng dinh dưỡng.

Tạm kết

Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi về công việc dinh dưỡng viên suất ăn công nghiệp! Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có định hướng đúng đắn về công việc sắp tới. Chúc bạn thành công!

Foodtecher là trang cung cấp thông tin kiến thức về những cơ hội việc làm, cẩm nang tìm việc,.., dành riêng cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm. Nếu bạn có quan tâm đến lĩnh vực này, hãy theo dõi Foodtecher.vn để cập nhật thêm những thông tin bổ ích nhé

Vân Thanh (Tổng hợp)

Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button